Bộ sưu tập hình ảnh bánh chưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Chỉ còn một tháng là đến Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc Việt Nam, bạn đã bắt đầu nhớ đến hình ảnh những cành đào hồng, những chậu mai vàng, những câu đối đỏ, những chiếc bánh chưng xanh… chưa? Những biểu tượng đặc trưng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc từ bao đời nay khiến ta mỗi lần nhìn thấy là một lần nhớ đến không khí ngày Tết hân hoa, sum vầy bên gia đình người thân. Dịp lễ tết đến gần, nhiều người chọn cách dùng những hình ảnh của những biểu tượng đặc trưng cho Tết cổ truyền này như một cách chào đón Tết Nguyên Đán sắp đến gần, chào mừng năm mới đến xuân về tràn đầy hạnh phúc tài lộc… Hiểu rõ điều đó, chúng tôi đã tổng hợp và hôm nay sẽ gửi tặng đến bạn đọc bộ sưu tập hình nền bánh chưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam để các bạn tải về, đặt làm hình nền điện thoại, máy tính, ipad… như một cách chào đón Tết Nguyên Đán sắp tới.

Hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Mỗi dân tộc, đất nước đều có những món ăn truyền thống, thường được thưởng thức trong những dịp lễ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc đất nước đó. Ở Việt Nam nếu nói đến thức ăn truyền thống có ý nghĩa nhất thì đó là bánh chưng – loại bánh có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam. Có nguồn gốc xuất xứ từ câu chuyện truyền thuyết “Bánh chưng bánh dày” từ thời vua Hùng, bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Do đó, cứ vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong sẽ được dùng để dâng lên thắp hương trước bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình. Nhắc đến bánh chưng là nhắc đến Tết, cũng như nhắc đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc thình hình ảnh những chiếc bánh chưng vuông vức, màu xanh vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn lại hiện lên trong tâm trí mỗi người dân Việt.

Bây giờ mời các bạn hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng những hình ảnh gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam đẹp nhất dưới đây nhé!

Nhắc đến bánh chưng chắc không một người Việt Nam nào mà không biết đến loại bánh này, một loại bánh truyền thống đã có mặt từ rất lâu đời, thời các vua Hùng dựng nước. Theo thời gian, bánh chưng vẫn luôn luôn tồn tại và được lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Dù có ngàn đời sau nữa thì mình nghĩ người dân Việt Nam vẫn coi bánh chưng như một loại bánh đặc biệt nhất trong nét văn hóa của dân tộc mình.

Bánh chưng được sử dụng nhiều nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. Thông thường cứ đến ngày 29 Âm lịch là nhà nhà sẽ bắt đầu gói bánh chưng, luộc bánh chưng nguyên đêm Giao Thừa. Bên bếp lửa hồng ấm áp, cả gia đình sẽ ngồi quây quần bên nhau hát những bài hát đón năm mới. Có lẽ suốt một năm vất vả, lo toan và xa nhà, người ta cũng chỉ đợi đến giây phút này để tận hưởng cái không khí an yên, sum vầy bên mái ấm tình thương. Quả thật, bánh chưng mang rất nhiều giá trị tinh thần mà con người gửi gắm trong nó.

Nếu trước đây bạn chưa từng nhìn thấy người ta gói bánh chưng, cũng không biết bánh chưng được làm nên từ những nguyên liệu gì và quy trình làm ra nó như thế nào, vậy hôm nay hãy chiêm ngưỡng album ảnh để tham khảo và học hỏi bạn nhé. Trong album này mình đã tổng hợp những nguyên liệu cần có để gói bánh chưng cũng như hình ảnh từng bước của cách gói bánh. Hi vọng khi xem xong bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn, cũng như hiểu rõ bánh chưng chính xác được làm nên như thế nào.

Hình ảnh luộc bánh chưng
Hình ảnh luộc bánh chưng

Bạn có cảm thấy những hình ảnh tuyệt đẹp về loại bánh truyền thống của ẩm thực Việt Nam trong bộ sưu tập hình nền trên đây của chúng tôi đã mang đậm không khí ngày tết cổ truyền của dân tộc không? Hãy tải ngay hình ảnh bánh chưng, gói và luộc bánh trên đây về thiết bị của bạn để sẵn sàng đón chào Tết nguyên đán đang đến gần nhé! Đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình kèm theo lời chúc mừng năm mới như một món quà tinh thần ý nghĩa nhân dịp tết đến xuân về nhé. Mong rằng các bạn đọc đã tìm được cho mình bức hình nền ưng ý nhất, hài lòng nhất và sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong năm mới tiếp theo!